Truy cập nội dung luôn
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TỈNH QUẢNG NGÃI

Ban hành Nghị quyết của chính phủ phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững Tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

14/09/2021 09:09    97

Ban hành Nghị quyết của chính phủ phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững Tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

   Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 đã đề ra các giải pháp về hoàn thiện thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phát triển bền vững kinh tế biển, theo đó cần rà soát, bổ sung và xây dựng mới đồng bộ các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch liên quan đến biển, đảo theo hướng quản lý tổng hợp, phù hợp với hệ sinh thái biển, bảo đảm sự gắn kết hài hoà, đồng bộ giữa bảo tồn và phát triển các vùng đất liền, vùng ven bờ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

   Để triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 5 tháng 03 năm 2020 ban hành Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Một trong những nội dung của kế hoạch 5 năm đến năm 2025 về quản trị biển và đại dương, quản lý vùng bờ là tổng kết, đánh giá việc thực hiện Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chiến lược 1570); Chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chiến lược 2295) làm cơ sở ban hành Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Chiến lược).

   Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 quy định một trong những nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo là “Tài nguyên biển và hải đảo phải được quản lý thống nhất theo chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển; quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh”. Điều 11 của Luật quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển lập chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo và trình Chính phủ phê duyệt.

   Căn cứ nhiệm vụ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05/03/2020 của Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì tổng kết, đánh giá việc thực hiện Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và xây dựng Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bộ Tài nguyên và Môi trường kính báo cáo quá trình xây dựng và những nội dung cơ bản của dự thảo Chiến lược như sau:

   I. Quá trình xây dựng

   Thực hiện các quy định của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành các công việc sau đây:

   - Thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Chiến lược .

   - Ban hành văn bản gửi các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển về việc đánh giá tổng kết thực hiện Chiến lược 1570 và Chiến lược 2295 .

   - Xây dựng đề cương Chiến lược và lấy ý kiến về đề cương Chiến lược của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển5 theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

   - Xây dựng dự thảo Chiến lược, báo cáo thuyết minh Chiến lược, tờ trình phê duyệt Chiến lược và lấy ý kiến của của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển, đồng thời đăng công khai toàn văn dự thảo Chiến lược, báo cáo thuyết minh Chiến lược, tờ trình phê duyệt Chiến lược trên trang thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển. Đã xây dựng báo cáo tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và công đồng dân cư có liên quan, đồng thời đăng công khai báo cáo tiếp thu, giải trình trên trang thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển theo quy định tại Điều 4, Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

   - Đánh giá tác động môi trường chiến lược của Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

   - Tổ chức Hội đồng thẩm định Chiến lược và chỉnh sửa hồ sơ theo ý kiến của Hội đồng.

   Về việc báo cáo đánh giá tổng kết thực hiện Chiến lược 1570 và Chiến lược 2295, đến nay đã nhận được báo cáo của 11/12 bộ và 25/28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển. Về góp ý cho đề cương Chiến lược, hiện đã nhận được góp ý của 10/12 bộ và 22/28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.  Bên cạnh đó, đã tổ chức họp để xin ý kiến góp ý của Ban soạn thảo, Tổ biên tập về Báo cáo đánh giá tổng kết thực hiện Chiến lược 1570 và Chiến lược 2295 Dự thảo Chiến lược.

   Bên cạnh những hoạt động nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ động làm việc với nhiều chuyên gia trong và ngoài nước để tham gia góp ý dự thảo Chiến lược.

   II. Nội dung cơ bản của Chiến lược

   Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý là Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, đồng thời cụ thể hóa các chủ trương, đường lối về khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo của Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được thông qua tại Nghị quyết số 36-NQ/TW.

   Chiến lược mang tính quản lý tổng hợp, tức là không đưa ra các nhiệm vụ thực hiện cụ thể của các ngành mà đề ra các định hướng và ưu tiên để các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển xác định, phân bổ nguồn lực và thực hiện các chiến lược, chương trình, kế hoạch, dự án, nhiệm vụ trong phạm vi quản lý của ngành và địa phương mình nhằm đảm bảo khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học biển và hải đảo. Các chương trình/nhiệm vụ/đề án của chiến lược mang tính tổng hợp, liên ngành nhằm hỗ trợ việc thực hiện công tác quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

   Các nội dung dự kiến của Chiến lược bao gồm:

   1. Quan điểm

   Gồm 3 quan điểm về vị trí, vai trò của Chiến lược; vị trí, vai trò của tài nguyên biển và hải đảo và khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo; vị trí, vai trò của điều tra cơ bản và nghiên cứu khoa học đối với khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo

   2. Mục tiêu

   Gồm mục tiêu tổng quát và 5 mục tiêu cụ thể đến năm 2030 về khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo; bảo vệ môi trường biển; bảo tồn đa dạng sinh học; ứng phó biến đổi khí hậu; điều tra cơ bản và nghiên cứu khoa học.

3. Định hướng, nhiệm vụ của chiến lược

   - Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo: 8 định hướng, nhiệm vụ;

   - Bảo vệ môi trường biển và hải đảo: 5 định hướng, nhiệm vụ;

   - Bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn lợi biển và hải đảo: 5 định hướng, nhiệm vụ; - Ứng phó với biển đổi khí hậu, nước biển dâng: 5 định hướng, nhiệm vụ;

   - Điều tra cơ bản biển và hải đảo: 5 định hướng, nhiệm vụ;

   - Khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế: 7 định hướng, nhiệm vụ

4. Các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ để thực hiện mục tiêu của chiến lược

   - Tiếp tục xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ có liên quan đến mục tiêu Chiến lược của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.

   - Xây dựng và triển khai thực hiện 7 chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ được đề ra trong Phụ lục của Chiến lược.

   5. Giải pháp tổng thể

   - Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;

   - Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo;

   - Phát triển khoa học, công nghệ;

   - Chủ động tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế về quản lý, nghiên cứu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;

   - Đẩy mạnh giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển;

   - Xây dựng cơ chế tài chính bền vững phục vụ khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo.

   6. Tổ chức thực hiện

   a) Cơ chế điều phối liên ngành và liên địa phương

   - Ủy ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được thành lập theo Quyết định số 203/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ là cơ quan điều phối liên ngành và liên địa phương cho việc thực hiện Chiến lược.

   b) Trách nhiệm thực hiện Chiến lược của các bộ ngành và địa phương

   c) Đánh giá việc thực hiện Chiến lược

   7. Kế hoạch và danh mục chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ thực hiện chiến lược đến năm 2025 và dự kiến đến năm 2030

   Đề xuất 7 chương trình/nhiệm vụ/đề án mang tính tổng hợp phục vụ cho việc thực hiện Chiến lược. 8. Chỉ tiêu đánh giá việc thực hiện Chiến lược Đề xuất 12 chỉ tiêu đánh giá việc thực hiện Chiến lược tương ứng với các nhóm định hướng, nhiệm vụ.

III. Một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau và đề xuất, kiến nghị

   Theo quy định của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, kỳ chiến lược là giai đoạn 20 năm, tầm nhìn 30 năm (tức là đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050). Tuy nhiên, sau khi xin ý của của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nhất trí kỳ chiến lược cho giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để phù hợp với kỳ của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, các chiến lược ngành khác và của Nghị quyết 36-NQ/TW.  

Tài liệu liên quan: - 5605-btnmt-vp_Signed.pdf

                             - Báo cáo thuyết minh Chiến lược (bản hoàn chỉnh).pdf

                             - Nghị quyết phê duyệt Chiến lược (dự thảo hoàn chỉnh).pdf

 

Tài liệu đính kèm: 1. Tờ trình Chính phủ (dự thảo hoàn chỉnh).pdf

Tin liên quan

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 2467

Tổng số lượt xem: 1599310