Truy cập nội dung luôn
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TỈNH QUẢNG NGÃI

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN DỰ ÁN VILG

29/10/2021 09:28    393

 

 

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN DỰ ÁN VILG

   1. Tên dự án:

   - Tên chương trình, dự án (tiếng Việt): “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai”;

   - Tên chương trình, dự án (tiếng Anh): “Vietnam - Improved Land Governance and Database Project (viết tắt: VILG).

   2. Tên nhà tài trợ, đồng tài trợ: Ngân hàng Thế giới (WB)

   3. Cơ quan chủ quản đề xuất dự án: Bộ Tài nguyên và Môi trường

   4. Cơ quan chủ quản tham gia dự án: UBND tỉnh Quảng Ngãi

   5. Chủ dự án:

   - Chủ dự án đề xuất dự án: Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường;

   - Chủ dự án đối với địa bàn được đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi.

   6. Tổng mức đầu tư dự án tại Quảng Ngãi: 4.882.750 USD, tương đương 107.000 triệu đồng, trong đó:

   - Vốn vay IDA: 4.049.580 USD, tương đương 88.750 triệu đồng, cụ thể:

   + Vốn ngân sách Trung ương: 2.834.706 USD, tương đương 62.112 triệu đồng;

   + Vốn vay lại của tỉnh: 1.214.874 USD, tương đương 26.638 triệu đồng.

   - Vốn đối ứng của tỉnh: 833.170 USD, tương đương 18.250 triệu đồng.

   7. Nguồn vốn:

   - Vốn vay, do Trung ương cấp phát;

   - Vốn vay Ngân hàng thế giới do tỉnh Quảng Ngãi vay lại;

   - Vốn đối ứng của tỉnh.

   8. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2017-2022

   9. Địa điểm, quy mô dự án:

   9.1. Tại Trung ương

   a) Quy mô

   Dự án VILG thực hiện tại Trung ương sẽ triển khai thực hiện 3 hợp phần: (1) Tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ đất đai; (2) Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và triển khai Hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu; và (3) Quản lý Dự án, cụ thể như sau:

   - Tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ đất đai 

   + Hiện đại hóa và tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ của Văn phòng đăng ký đất đai: xây dựng sổ tay hướng dẫn cung cấp dịch vụ công về đất đai; tập huấn về kỹ năng cung cấp dịch vụ công cho cán bộ của Văn phòng đăng ký đất đai; tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai tại các địa phương; xây dựng và triển khai chiến lược, kế hoạch quản lý sự thay đổi;

   + Đào tạo, truyền thông và tổ chức kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số;

   + Theo dõi, đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất.

   - Triển khai Hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu (MPLIS):  thiết lập trung tâm dữ liệu đất đai cho cả nước; trang bị thiết bị phục vụ quản trị, giám sát MPLIS cho cả nước; thuê dịch vụ chữ ký số cho VPĐK và các chi nhánh (33 tỉnh, thành phố); thuê đường truyền dữ liệu cho cả nước; trang bị bản quyền phần mềm công nghệ nền cho cả nước; triển khai vận hành hệ thống (bao gồm vận hành thử, tư vấn, giám sát, quản trị cơ sở dữ liệu MPLIS, đào tạo về quản trị hệ thống cho các cán bộ của TCQLĐĐ, chuyển giao công nghệ cho cấp tỉnh, huyện, xã) (33 tỉnh, thành phố); xây dựng hệ thống giao dịch điện tử về đất đai;

   - Chuẩn hóa và chuyển đổi cơ sở dữ liệu địa chính của 53 huyện thuộc 30 tỉnh (các tỉnh không được đầu tư xây dựng CSDL đất đai) vào hệ thống MPLIS.

   - Phát triển Cổng thông tin đất đai và chia sẻ, liên thông dữ liệu với các ngành, lĩnh vực khác dựa trên Khung kiến trúc chính phủ điện tử được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.          

   b) Địa điểm thực hiện dự án

   Địa điểm thực hiện dự án như sau:

   - Trên địa bàn 63 tỉnh/thành phố: Triển khai Hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu (MPLIS): Thiết lập Trung tâm dữ liệu đất đai để vận hành theo mô hình CSDL đất đai quốc gia tập trung, thống nhất; trang bị thiết bị phục vụ quản trị, giám sát MPLIS; thuê đường truyền dữ liệu; trang bị bản quyền phần mềm công nghệ nền để quản lý vận hành hệ thống; triển khai vận hành hệ thống (bao gồm vận hành thử, bảo trì, nâng cấp phần mềm ứng dụng và đào tạo, chuyển giao công nghệ và quản lý hệ thống, hỗ trợ kỹ thuật); xây dựng hệ thống giao dịch điện tử về đất đai; các hoạt động hỗ trợ quản lý dự án và theo dõi, đánh giá.

   - Trên địa bàn 33 tỉnh/thành phố với tổng số huyện dự kiến là 189 đơn vị cấp huyện được lựa chọn sẽ triển khai các nội dung: thuê dịch vụ chữ ký số cho VPĐK và các chi nhánh; hiện đại hóa tổ chức cung cấp dịch vụ công về đất đai; tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển dân tộc thiểu sổ (nếu có); xây dựng và triển khai mô hình theo dõi, đánh giá quản lý sử dụng đất, cụ thể:

   + Khu vực Miền Bắc (14 tỉnh): Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Nam, Hải Phòng, Lạng Sơn, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái;

   + Khu vực Miền Trung, Tây Nguyên (10 tỉnh): Đắk Lắk, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế;

   + Khu vực Miền Nam (9 tỉnh): An Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Kiên Giang, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long.

   9.2. Tại Quảng Ngãi

   a) Địa điểm thực hiện dự án:

   - Đối với 08 huyện, thị xã, thành phố gồm: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Mộ Đức, Sơn Hà, Sơn Tây, Tây Trà (nay là huyện Trà Bồng), thị xã Đức Phổ và thành phố Quảng Ngãi:

   + Xây dựng mới CSDL đất đai;

   + Tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ đất đai;

   + Triển khai hệ thống thông tin đất đai quốc gia mục tiêu cấp tỉnh;

   + Thực hiện kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số, nâng cao nhận thức cộng đồng.

   - Đối với 06 huyện thực hiện dự án VLAP gồm: Ba Tơ, Minh Long, Nghĩa Hành, Trà Bồng, Tư Nghĩa và Lý Sơn triển khai chuẩn hóa, bổ sung, chuyển đổi cơ sở dữ liệu vào hệ thống; bổ sung thêm dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thống kê, kiểm kê, giá đất và chuẩn hóa, chuyển đổi vào hệ thống.

   b. Nội dung thực hiện Dự án gồm 03 Hợp phần:

   - Hợp phần 1: Tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ đất đai;

   - Hợp phần 2: Xây dựng CSDL đất đai và triển khai hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu (MPLIS);

   - Hợp phần 3: Quản lý dự án.

   10. Mục tiêu của Dự án

   a) Mục tiêu tổng thể

   - Phát triển, vận hành một hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân;

   - Nâng cao hiệu lực, hiệu quả và minh bạch của công tác quản lý đất đai tại địa bàn thực hiện dự án thông qua việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai.

   b) Mục tiêu cụ thể

   - Xây dựng hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu trên cơ sở kiến trúc hệ thống, hạ tầng đồng bộ, phần mềm thống nhất trên toàn quốc;

   - Hoàn thiện và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia (dữ liệu địa chính; dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai và dữ liệu giá đất) phục vụ công tác quản lý đất đai, cung cấp dịch vụ công về đất đai và chia sẻ thông tin đất đai với các ngành có liên quan (thuế, công chứng, ngân hàng,…);

   - Hỗ trợ tăng cường công tác quản lý sử dụng đất đai và đảm bảo thực hiện thống nhất Luật Đất đai 2013 ở các cấp, thiết lập hệ thống theo dõi và đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất;

   - Hoàn thiện việc cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai thông qua việc hiện đại hóa các Văn phòng đăng ký (VPĐK) từ việc cải tiến quy trình, tiêu chuẩn dịch vụ tới việc trang bị thiết bị đầu - cuối của các VPĐK và đào tạo cán bộ;

   - Nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với Dự án; đặc biệt là đối với công tác xây dựng, quản lý và vận hành hệ thống thông tin đất đai; hệ thống theo dõi, đánh giá quản lý và sử dụng đất đai.

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 2275

Tổng số lượt xem: 1579214